Tin Tuc Moi Nhat Ve Nghe Nails
Tiệm bạn đã "an toàn & vệ sinh" chưa?
Tự đặt ra những câu hỏi và nghiêm túc trả lời đi đôi với các biện pháp khắc phục khiếm khuyết sẽ giúp bạn làm tốt điều này hơn.
1. Tiệm có đầy đủ thuốc khử trùng đúng loại và còn hạn sử dụng không?2. Khăn sạch trong tiệm có được để trong hộp kín không?
3. Tiệm có phòng vệ sinh an toàn và sạch sẽ không?
4. Hóa chất trong tiệm để đúng chỗ và an toàn không?
5. Nhân viên trong tiệm có giữ sạch sẽ cá nhân không?
6. Ghế spa có được bảo quản và tẩy trùng, vệ sinh đúng qui định không?
7. Dụng cụ sử dụng trong tiệm có thật sạch và an toàn không?
8. Tiệm có bụi bặm và mất vệ sinh không?
9. Rác trong tiệm có được dọn dẹp sạch và bỏ đúng nơi qui định không?

10. Tiệm có sử dụng công cụ bị cấm không?
11. Tiệm có sử dụng thợ không có bằng cấp không?
12. Vòi nước nóng, lạnh trong tiệm có hoạt động tốt không?
13. Tiệm có sử dụng thuốc khử trùng đúng theo sự hướng dẫn và chỉ định của nhà sản xuất không?
14. Tiệm có chứa thú vật gây mất vệ sinh không?
15. Tiệm có thực hiện những dịch vụ cấm không? (Ví dụ sử dụng các loại dao bào da để bào cắt da dư, da chết cho khách; tùy tiện cho uống thuốc hay chích thuốc giảm đau cho khách làm nails…
8 điều cần biết khi làm nails
1. Khi giao tiếp với khách nên tránh sa đà vào những tranh luận về tôn giáo & chính trị.
Chị Ngọc.T.T, từng là thợ nail vùng Ontario Mill Mall tâm sự : "Mình từng là giáo viên Anh văn ở Việt Nam. Sang Mỹ, làm nghề nail, mình rất thích nói chuyện với khách. Có lần mình vô ý sa đà vào vòng tranh luận với khách về tôn giáo. Mình nói về cái hay của đạo Thiên Chúa trong khi khách lại theo đạo Tin Lành và rồi (cười) … người khách giận dỗi bỏ đi khỏi tiệm … chỉ vì khía cạnh không nên nói đến - "tính cao trọng” của một tôn giáo nào đó!”
- Vậy theo chị nên làm thế nào? – chúng tôi hỏi.
- Không nên tranh luận với khách về tôn giáo hay chính trị ! (You should not discuss with the patron about religion or politics!)
2. Khi nói chuyện với khách nên gọi họ bằng chính tên thật của họ.
Người Việt mình có nhiều cách gọi một người khác, khi thì gọi bằng tên thật như cô Lan, cô Ngọc … nhưng cũng có lúc gọi người khác một cách hình tượng như "cái cô tóc vàng ấy”, "cái bà mắt to ấy” & cũng có khi gọi bằng tên riêng ít người biết đến như "cái tủn”, " lọ lem” … Những điều này không nên áp dụng khi giao tiếp với khách Mỹ. Khi hành nghề, chỉ nên gọi khách bằng chính tên thật của họ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra.
3. Nên ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
Có nhiều thắc mắc không ít ở thợ nails mới vào nghề rằng quần áo trang phục của thợ nail phải thế nào? Dùng vải trắng hay màu? Mặc đồng phục hay không? Đồng phục có phải là điều bắt buộc? Câu trả lời đúng nhất được ghi nhận là chỉ cần ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ (neat and clean ) là được. Việc bận đồng phục thường là do qui định của từng hệ thống cửa hàng nails nào đó, ngành thẩm mỹ không bắt buộc điều này.
4. Nên biết ai là những người có trách nhiệm lo cho vấn đề vệ sinh tiệm & dụng cụ hành nghề. Những người có trách nhiệm thực hiện luật lệ về vệ sinh trong tiệm thẩm mỹ bao gồm người quản lý điều hành tiệm (the operator in charge of the establishment), người đứng tên môn bài (the holders of the establishment license) & các thẩm mỹ viên (the cosmeticians). Như vậy cần phải hiểu rằng tất cả những người làm việc trong tiệm nails đều có trách nhiệm thực thi luật lệ về vệ sinh và bảo vệ môi trường.
5. Bằng hành nghề phải được để cho thấy tại nơi làm việc.
Đây là điều bắt buộc. Việc cho rằng bằng hành nghề (license) chỉ đưa ra khi nào làm cho khách hay treo ở chỗ chỉ có các thợ nails khác có thể thấy là điều không đúng. Và dĩ nhiên làm nails không license là không được chấp nhận, bạn sẽ gánh hậu quả nặng nề nếu cố tình vi phạm.

6. Hơn 90% thất bại của tiệm nails là do quản lý yếu kém và thiếu kinh nghiệm.
Tiệm nails mở ra nhiều, người làm nails cũng ngày một nhiều hơn …nhưng không phải cứ mở tiệm nails là " hốt bạc”, cứ làm nails là sẽ khấm khá. Cũng có tiệm phải đóng cửa, có thợ phải bỏ nghề. Ở góc độ mở tiệm, có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại khi mở tiệm, trong đó hơn 90% là từ sự quản lý yếu kém và thiếu kinh nghiệm. Đa phần chủ tiệm nails đi lên từ người thợ nails lâu năm, có lẽ đó là kinh nghiệm rất thực tế. Nhưng không hẳn đó là con đường duy nhất, việc tham gia thành lập hay sinh hoạt trong Hiệp Hội Nghề Nails cũng là cơ hội trao đổi tìm hiểu căn kẽ về nghề thẩm mỹ này.
7. Tai nạn dễ xảy ra nhất trong tiệm nails chính là phỏng (burns) và trầy da (skin abrasions).
Thợ nails phải nắm vững tay nghề, hiểu biết về luật lệ vệ sinh và bảo vệ môi trường, những điều nên làm và không nên làm. Ngoài ra cũng cần, biết rõ về điều trên " tai nạn dễ xảy ra trong tiệm nails” để luôn cẩn thận và kỹ lưỡng trong công việc.
8. Lôi cuốn khách bằng tay nghề vững vàng & sự ân cần, vui vẻ, niềm nở với khách.
Thợ nails khi đến tiệm làm việc cần gạt bỏ mọi vướng bận bực dọc để luôn vui vẻ niềm nở với khách; luôn thao tác công việc chính xác, an toàn, vệ sinh và làm vừa lòng khách về nhiều mặt. Có vậy thợ nails mới luôn có "hấp lực” với khách. Điều này dễ nhận biết được qua lượng "khách hẹn” ở từng người thợ.
Nhọc nhằn nghề nail ở Mỹ, nhân viên bị bóc lột
TT - Báo New York Times (NYT) điều tra và lên tiếng báo động về tình trạng nhân viên làm nail bị bóc lột sức lao động tại các tiệm ở thành phố New York, Mỹ
Chỉ kiếm được 10 USD/ngày, không được nhận lương làm ngoài giờ và nếu lỡ làm đổ lọ sơn móng tay chân có thể phải bồi thường bằng toàn bộ tiền lương của mình, kết quả điều tra do báo New York Times (NYT) thực hiện về tình trạng nhân viên làm nail bị bóc lột sức lao động tại các tiệm ở thành phố New York, Mỹ.
Tờ NYT đã phỏng vấn hơn 150 nhân viên và chủ tiệm nail bằng bốn ngôn ngữ khác nhau. Họ nhận ra phần lớn người lao động đang bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu, đôi khi còn bị quỵt lương. Chỉ có ba trong số hơn 100 người được hỏi nói họ không bị như vậy.
Không những thế, người làm nail còn phải chịu đựng đủ mọi hình thức nhục mạ như cắt tiền boa để phạt những sai sót nhỏ, bị chủ tiệm đặt camera giám sát, bị đá đít khi ngồi vào ghế dành cho khách làm nail, bị chửi mắng hoặc thậm chí đánh đập.
Theo thống kê của cơ quan quản lý, ở Mỹ hiện có hơn 17.000 tiệm nail. Chỉ riêng tại thành phố New York, số tiệm nail đã tăng hơn gấp 3 lần trong 15 năm qua.
Người nhập cư “bóc lột” người nhập cư
Hầu hết những người làm nail mà NYT phỏng vấn đều là người nhập cư, họ hầu như không nói được tiếng Anh. Điều này khiến họ khó tìm được công việc ở Mỹ.
Trong bối cảnh đó, nghề nail là một lựa chọn hấp dẫn dù mức lương thấp. Song cũng vì thế mà họ hầu như không hiểu biết nhiều về quyền lợi của mình.
Tờ NYT dẫn trường hợp nữ nhân viên làm nail người Trung Quốc Jing Ren 20 tuổi. Ren tới New York từ tháng 5 năm ngoái và xin việc tại tiệm Bee nails ở Hicksville, New York.
Để được vào học nghề và làm việc, Ren phải mất 100 USD lệ phí. Đây là mức phí phổ biến tại hầu hết các tiệm nail khác ở New York.
Tại đó, Ren đã phải làm việc không công đến ba tháng, cho tới khi chủ tiệm quyết định cô có đủ khả năng để được nhận lương chính thức với mức 30 USD/ngày.
Cũng như nhiều nhân viên khác, Ren không biết việc chủ tiệm bắt mình làm việc không lương trong suốt ba tháng là phạm pháp.
Cô cũng không hay rằng ngay cả mức lương 30 USD/ngày họ trả cũng thấp hơn mức lương tối thiểu theo luật pháp quy định.
Cô chỉ đơn giản nghĩ rằng là người nhập cư, có việc để làm và kiếm được tiền đã là quá đủ nên cô không dám kêu ca. Hơn nữa, kêu thì cũng chẳng biết kêu ai. Cô gái trẻ lầm lũi làm việc mỗi ngày tại tiệm Bee nails với tên giả là “Sherry”.
Ren chỉ là một trong rất nhiều nhân viên làm nail không có giấy tờ cư trú hợp pháp tại Mỹ. Điều này đẩy họ vào tình thế rất dễ bị tổn thương, bởi nếu họ đòi hỏi chế độ đãi ngộ tốt hơn thì giới chủ đe dọa tố cáo họ với nhà chức trách.
Một thực tế đau lòng mà cuộc điều tra của NYT vạch trần đó là người lao động nhập cư bị chính những chủ tiệm vốn cũng là người nhập cư chèn ép.
Không chỉ có sự bất công trong việc trả thù lao, lương bổng mà còn tồn tại nạn “phân biệt chủng tộc” ngay trong giới làm nail. NYT cho biết thường thì nhân viên người Hàn Quốc sẽ được trả thù lao gấp đôi người khác do các chủ tiệm người Hàn Quốc rất đông, kế đến là những người gốc Trung Quốc. Những người gốc Tây Ban Nha và không phải gốc châu Á khác thường nhận đồng lương thấp nhất.

Lian Sheng Sun, chủ tiệm Bee nails, dù thừa nhận có hiện tượng trả lương thấp cho nhân viên nhưng lại chống chế rằng đó là chuyện thường trong nghề nail ở Mỹ. “Mỗi tiệm đều có cách kinh doanh riêng.
Chúng tôi phải điều hành công việc của mình theo cách để chúng tôi có thể tồn tại” - Lian nói. Còn Roger Liu, chủ tiệm Relaxing Town nails and spa ở New York, cho rằng họ đang giúp những người nhập cư có được công ăn việc làm, thoát khỏi tình trạng bế tắc như những thế hệ nhập cư đầu tiên phải đối mặt.
Cộng đồng người Việt khá ổn định
Trao đổi với Tuổi Trẻ, chị M. ở thành phố Lombard bang Illinois, người có 10 năm làm nail, cho biết thông tin trên tờ NYT chỉ đúng một phần vì chưa bao quát toàn bộ thực tế nghề nail ở các bang khác trên nước Mỹ.
Thêm vào đó, những người mà NYT phỏng vấn trên đây không có người Việt Nam. “Trên thực tế, người Việt phần lớn là những người lao động chăm chỉ, cần cù và có tay nghề cao nên tình trạng bị ngược đãi hầu như không có” - chị M. cho biết và yêu cầu được giấu tên vì không muốn gặp rắc rối với một số thành phần quá khích tại nơi làm việc.
Chị M. cho biết ở Mỹ tỉ lệ phân chia thù lao trong dịch vụ nail phổ biến là 4/6, có nghĩa ngoài mức lương theo tuần là 600-700 USD thì các thu nhập thêm sẽ được chia theo tỉ lệ 40% cho chủ và 60% cho thợ.
Phần lớn các chủ tiệm nail ở thành phố Lombard đều không muốn thuê lao động người Hàn Quốc, Trung Quốc và Mexico vì các lý do như không chăm chỉ, không khéo tay.
Thông tin từ chị Thủy Nguyễn, một thợ làm nail có thâm niên hơn 13 năm ở Miami, cho biết tình trạng mà NYT đề cập trong tuyến bài điều tra trên không xảy ra với cộng đồng người Việt làm nail ở Miami.
Chị Chung Le ở Washington D.C cũng thông tin chị có hai người bạn làm nail nhưng chưa bao giờ thấy họ kêu ca hay phàn nàn về việc này.
Thời hoàng kim đã qua
Theo anh Hữu Tài ở bang Maryland, thời điểm cực thịnh của nghề nail là những năm 1980 tới trước năm 2008.
Tuy nhiên, từ năm 2008 trở về sau do khủng hoảng kinh tế lan rộng ở Mỹ và toàn thế giới, nghề nail cũng đi vào suy thoái.
“Nhưng dù thế, nghề nail tới giờ vẫn là nghề nuôi sống rất nhiều gia đình Việt